Breaking News
Loading...

Đối với người nươc ngoài qua Việt Nam làm việc thì quan trọng nhất không phải là kinh nghiệm hay kĩ năng. Mà quan trọng nhất là làm sao để có thể làm việc hợp pháp và nhận được các hỗ trợ như người lao động bình thường. Theo kinh nghiệm của đơn vị dịch vụ xin giấy phép lao động thì cần rất nhiều bước để người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Trong đó bước đầu tiên cũng là quan trọng nhất là xin giấy phép lao động cho người nước ngoài

Vậy lý do tại sao phải làm giấy phép lao động và nếu không có giấy phép lao động thì người nước ngoài có bị chế tài nào không?

Các trường hợp được miễn giấy phép lao động

Người lao động nước ngoài cần có giấy phép lao động vì đây là một trong các điều kiện cần và đủ để người lao động nước ngoài có thể làm việc ở Việt Nam. Tuy  nhiên vẫn có các trường hợp người lao động nước ngoài được miễn giấy phép lao động, đó là:
1. Là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn.
2. Là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần.
3. Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.
4. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
5. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
6. Là luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật luật sư.
7. Theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
8. Là học sinh, sinh viên học tập tại Việt Nam làm việc tại Việt Nam nhưng người sử dụng lao động phải báo trước 07 ngày với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
Nếu ngoài các trường hợp này thì bắt buộc người lao động phải có giấy phép lao động để làm việc tại Việt Nam. Giấy phép lao động có vai trò đảm bảo cho việc hoạt động, lao động hợp pháp và lâu dài của người nước ngoài. Ngoài ra, giấy phép lao động còn giúp cho doanh nghiệp sử dụng người lao động nước ngoài tránh được việc bị xử phạt vì sử dụng người lao động nước ngoài trái phép (không có giấy phép lao động).

Chế tài đối với người lao động nước ngoài 


Hình thức phạt đối với người lao động nước ngoài khi lao động không có giấy phép ở Việt Nam là trục xuất khỏi Việt Nam. Đối với doanh nghiệp, thứ nhất là phạt một đến hai triệu đồng cho người sử dụng lao động không thông báo hoặc đã thông báo cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng không hợp lệ về việc sử dụng người lao động nước ngoài. Thứ hai, doanh nghiệp có thể chịu các mức phạt như sau nếu sử dụng người lao động nước ngoài mà không có giấy phép lao động:
a) Từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người;
b) Từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 20 người;

c) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 21 người trở lên
Mong là những thông tin trên sẽ hữu ích với mọi người